Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Dị ứng nổi mề đay là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Bạn có biết rằng chứng dị ứng nổi mề đay là một biểu hiện ngoài da phổ biến mà có thể ai cũng từng gặp ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh lý này được xem là một phản ứng viêm của da khi gặp phải các yếu tố kích thích từ nội sinh và ngoại sinh. Để hiểu hơn về dị ứng nổi mề đay, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

 

1. Bệnh dị ứng nổi mề đay là gì? 

Dị ứng nổi mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng xuất phát từ bên trong hoặc ở bên ngoài cơ thể, gây nên. Và biểu hiện của nó sẽ là sự sưng phù tại chỗ, làn da bị phồng rộp lên, kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Bị mắc dị ứng nổi mề đay sẽ có những biểu hiện ngoài da lành tính và ít khi đe dọa đến sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, chứng dị ứng mề đay có thể gây nên các biểu hiện của của sốc phản vệ - phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính đều có thể gặp phải tình trạng này. Hiện nay có 2 cách phân loại mề đay: 

  • Cấp tính (xảy ra dưới 6 tuần) 

  • Mãn tính (tổn thương da kéo dài trên 6 tuần).

Theo các thống kê y tế hiện nay có đến hơn 80% trường bệnh khởi phát cấp tính và có thể tự thuyên giảm sau vài ngày đến vài giờ mà không để lại dấu vết. Các số liệu thống kê đã chứng minh rằng, chỉ có khoảng 5 – 10% trường hợp bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính.


2. Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay:

  • Dị ứng nổi mề đay có thể là do thức ăn: Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng….

  • Tác nhân vật lý: các dạng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh ví dụ như gió lạnh, uống nước lạnh, tắm nước lạnh,…và mề đay do nóng: da tiếp xúc với tia xạ, tia cực tím, ánh nắng mặt trời,... cũng là những nguyên nhân dẫn gây nên chứng dị ứng nổi mề đay. 

  • Dị ứng nổi mề đay do thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen… ngoài ra, mề đay có thể bùng phát do sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi như Barbiturique, Pyramidon, Insulin, Quinine

  • Một số tác nhân cơ học như sự chà sát, gãi cào, ma sát từ quần áo chính là yếu tố thuận lợi kích thích dị ứng nổi mề đay bùng phát.

  • Dị ứng nổi mề đay do hóa mỹ phẩm: Nếu bạn dùng các loại sản phẩm không rõ thành phần và nguồn gốc, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên... sẽ làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa.

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

  • Tác động tâm lý, sinh lý cũng có thể gây nên dị ứng nổi mề đay

  • Do côn trùng cắn: Các loại ký sinh trùng (u nang bào sán, giun sán, amip) và vi trùng (virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng răng hàm mặt, tai mũi họng, niệu – sinh dục, tiêu hóa,…). 

3. Triệu chứng nổi mề đay thường gặp

Ở mỗi giai đoạn của chứng dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa sẽ có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh có nhiều nốt mẩn tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Chúng có nhiều kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng. Lúc đầu nốt đỏ chỉ mọc ở một vùng và sau đó thì sẽ lan ra toàn thân.

  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu: Vùng da nổi nốt mề đay càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.

  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim… Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân còn có hiện tượng da vẽ nổi kèm theo rát ngứa.