Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Công dụng và tác dụng phụ của paracetamol bạn nên biết

Paracetamol là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau của cơ thể. Vậy bạn đã biết gì về công dụng hay tác dụng phụ của paracetamol hay chưa? Để hiểu hơn về các vấn đề này, bạn hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết nhé. 

1. Tác dụng của Paracetamol

Trước khi tìm hiểu về tác dụng phụ của paracetamol, bạn cần phải hiểu được công dụng của nó.Hoạt chất paracetamol hay còn có tên gọi khác chính là Acetaminophen được xem là chất có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt. Bên cạnh đó, hợp chất này còn là loại thuốc giảm đau hiệu quả có thể thay thế cho Aspirin, nhưng mà Paracetamol lại không có tác dụng điều trị viêm như Aspirin.


Thông thường, Paracetamol được chỉ định trong điều trị các trường hợp như là đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Ví dụ như là các tình trạng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, hạ sốt… Ngoài ra thì paracetamol cũng có tác dụng trong các trường hợp giảm đau với người bị viêm khớp dạng nhẹ. Nếu trường hợp viêm nặng hơn như chứng viêm sưng khớp cơ thì việc sử dụng Paracetamol sẽ không mang đến hiệu quả cao. 


Tác dụng phụ của paracetamol khi sử dụng trong điều trị thì hầu như sẽ không gây tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, và cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự cân bằng của acid – base trong cơ thể chúng ta. Paracetamol cũng không gây nên những kích ứng hay phát sinh tình trạng chảy máu dạ dày như một số loại thuốc có cùng tác dụng khác. 

Theo chỉ định thì hàm lượng thuốc thường được sử dụng cho người lớn sẽ là Paracetamol 500mg. Tác dụng phụ của paracetamol chỉ xuất hiện nếu bạn vượt quá liều lượng này. 

Phân loại và cách dùng paracetamol hiệu quả

Trên thị trường hiện nay, đang có rất nhiều các dạng paracetamol bào chế như: 

  • Dạng uống viên nén: 325mg, 500mg.

  • Dạng gel uống: 500mg.

  • Uống lỏng dạng siro: Biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

  • Thuốc paracetamol dạng gói bột: 80mg, 150mg và 250mg.                                                                               

  • Thuốc đặt ở hậu môn hình viên đạn: 80mg, 150mg và 300mg. 

  • Ngoài ra còn có paracetamol dạng tiêm chỉ được dùng khi có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ. 

2. Tác dụng phụ của paracetamol là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về công dụng và các loại paracetamol thì chúng ta hãy đến với phần tác dụng phụ của Paracetamol. Hợp chất này có thể gây nên tình trạng dị ứng đặc biệt với một số cơ địa mẫn cảm. Những triệu chứng khi bị dị ứng có thể là: 

  • Nổi mề đay

  • Khó thở

  • Sưng mặt, môi, lưỡi hay cổ họng

Ngoài ra còn có một vài tác dụng phụ của paracetamol nghiêm trọng khác có thể xảy ra nếu dùng quá liều bao gồm:

  • Sốt nhẹ đi kèm với buồn nôn, đau dạ dày và chán ăn

  • Nước tiểu sẫm màu, phân màu hắc ín

  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.

Ngay lúc này đây, bạn cần ngừng lại việc sử dụng thuốc ngay và hãy đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để nhận được trợ giúp y tế. Trong các trường hợp khẩn cấp, hãy gọi số cấp cứu 115 ngay để kiểm tra nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng dị ứng paracetamol: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon

  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét

  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của paracetamol. Những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm gan B