Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Đau khớp gối chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Cũng như các loại bệnh viêm khớp khác, đau khớp gối chân khá phổ biến, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức, tê buốt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này nhé.

Đau khớp gối chân là gì?

Khớp gối là phần khớp giao nhau của 3 xương chính gồm xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Đau khớp gối chân chính là tình trạng xương sụn tại khớp gối bị suy giảm chức năng. Có nhiều nhiều nguyên nhân gây đau nhức, tê buốt khớp gối, dẫn đến việc khó khăn khi đi lại, thậm chí mất khả năng đi lại.


Nguyên nhân gây đau khớp gối chân

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau khớp gối nói chung, thoái hóa khớp gối nói riêng bao gồm: 

  • Bệnh lý: Những bệnh lý liên quan đến xương khớp.

  • Công việc: Thường xuyên phải lao động, di chuyển nhiều và liên tục, khuân vác nặng, đứng lâu do tính chất công việc 

  • Chấn thương: Trong cuộc sống, công việc hoặc chơi thể thao gặp phải tai nạn. 

  • Tuổi tác: Khớp gối càng dễ bị lão hóa và thoái hóa khi tuổi càng cao.


Những biểu hiện thông thường của đau khớp gối chân là:

  • Các cơn đau khiến người bệnh co duỗi khớp gối gặp khó khăn trong, khó vận động, người bệnh cũng có thể nghe thấy âm thanh khi di chuyển, cử động khớp gối.

  • Cơn đau xuất hiện ở mặt trước hoặc trong đầu gối, một hoặc cả hai đầu gối, đau vùng mềm và vùng gân bám xung quanh cơ khớp gối.

  • Khi vận động nhiều như leo cầu thang, đi bộ, ngồi xổm, làm mức độ các cơn đau tăng lên.

  • Đầu gối sưng do viêm hoặc tràn dịch khớp ở gối.

Cách điều trị đau khớp gối chân

Có nhiều phương pháp chữa trị đau khớp gối chân như: vật lý trị liệu, dùng thuốc uống, dùng tia laser, các phương pháp chỉnh hình, sử dụng các chất khoáng, vitamin… giúp với mục đích giúp hồi phục phần xương sụn bị tổn thương. Mỗi bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu trình và phương pháp điều trị khác nhau. Liệu trình điều trị sẽ do bác sĩ chuyên môn quyết định sau khi đã thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cụ thể, đảm bảo liệu trình phù hợp với bệnh lý và sức khỏe hiện tại.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đau khớp gối chân cũng nên kết hợp điều trị cùng với chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày một cách hợp lý. Sử dụng các sản phẩm có thành phần nguồn gốc tự nhiên để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.


Khớp gối chân có vai trò rất quan trọng với khả năng đi lại, các hoạt động hàng ngày của mỗi con người. Thế nên, việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây đau khớp gối chân cần được chú ý thông qua các biểu hiện sức khỏe hàng ngày. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về các cách phòng ngừa khác với các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh đau khớp gối chân.