Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Cứng khớp ngón tay là một trong các bệnh lý liên quan đến xương khớp, thường gặp nhất ở người già. Trước khi trở nặng, bệnh thường sẽ những triệu chứng nhẹ và kéo dài rất lâu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

Cứng khớp ngón tay là gì?

Là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi, cứng khớp ngón tay gây ra những phiền toái đáng kể trong cuộc sống. Bệnh có thể do các ảnh hưởng của tuổi tác, thói quen sinh hoạt và vận động. Tình trạng này sẽ thường xuất hiện nhiều lần và liên tục trong thời gian dài. Hầu hết bệnh nhân sẽ không chú ý và điều trị kịp thời, từ đó dẫn đến thoái hóa khớp nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng phục hồi về sau. 


Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay


1. Tuổi tác: Tuổi càng cao sẽ càng xuất hiện nhiều biểu hiện thoái hóa khớp, từ ngón tay, bàn tay, lưng, cột sống... Tình trạng thoái hóa khớp xảy ra do lượng máu được đưa đến nuôi dưỡng các vùng khớp nối bị sụt giảm, khiến tổ chức sụn khớp tại các đốt ngón tay bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động ổn định. 


2. Thiếu hụt canxi: Đây là vấn đề có thể xảy ra, cùng khả năng hấp thu canxi kém ở những người lớn tuổi và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cũng là một yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.


3. Các chấn thương tay: Có thể kể ra những chấn thương như gãy xương, trật khớp để lâu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng cứng khớp ngón tay.


Ngoài ra, quá trình thoái hóa khớp bàn tay còn có thể bắt nguồn từ những hoạt động thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài: chơi thể thao, lao động tay chân, nâng vác vật nặng, rửa chén, giặt giũ khiến tay ngâm nước nhiều…

Cách điều trị cứng khớp ngón tay

Đừng để những dấu hiệu bất thường ở các khớp ngón tay kéo dài nhiều ngày. Người bệnh nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Có rất nhiều phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc: Có những loại thuốc kháng viêm hoặc chuyên trị bệnh cứng khớp ngón tay được các bác sĩ kê toa theo liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Can thiệp phẫu thuật: Hàn xương có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khớp do viêm thoái hóa, thường áp dụng cho khớp liên đốt gần và liên đốt xa. Thay khớp nhân tạo là sử dụng khớp nhựa hoặc khớp kim loại để thay thế cho khớp bị viêm.

  • Vật lý trị liệu: Một số phương pháp kết hợp điều chỉnh, cân nhắc cùng các sóng kích thích để điều trị cứng khớp ngón tay.


Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào, người bệnh cũng nên tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp dân gian chưa qua kiểm chứng.